Nhượng quyền là hình thức kinh doanh dành cho người thực sự mong muốn kinh doanh nhưng không thể tự mình tạo ra hoặc không biết cách để tạo ra 1 hệ thống kinh doanh cho riêng mình, và có tiền. Khi bạn mua nhượng quyền kinh doanh là bạn đã mua lấy một hệ thống kinh doanh “đã được thử nghiệm và chứng minh thành công”. Đây là 1 cách để bạn giảm bớt gánh nặng khi bắt đầu chập chững trở thành 1 nhà doanh nghiệp. Dưới đây là 09 Rủi ro và những lưu ý mà bạn cần đối mặt.
1. Rủi ro FOMO
Khi mua nhượng quyền, bạn rất dễ bị ám ảnh bởi “Fear of Missing Out” – Cảm giác sợ bị bỏ lỡ. Bởi khi tìm hiểu về các mô hình nhượng quyền, chủ thương hiệu được cầu nối phía thương hiệu vẽ ra một bức tranh về doanh thu, lợi nhuận đầy tươi sáng với những cam kết có lợi. Điều này khiến chủ thương hiệu sinh ra cảm giác bỏ lỡ “cơ hội ngàn năm có một, không chớp lấy là người khác cướp mất”.
Đừng vội tin nhân viên Sale vì họ đang muốn bán hàng. Hãy hỏi trực tiếp/ quan sát phân tích những người đã mua nhượng quyền, đang kinh doanh nhượng quyền của thương hiệu đó để có thông tin từ nguồn xác đáng, thực tế nhất.
2. Rủi ro quyền lợi
Người mua nhượng quyền sẽ phải tuân theo nhiều quy định từ thương hiệu mẹ. Đây là một con dao hai lưỡi, vừa có lợi, vừa có hại. Lợi vì sự phụ thuộc này giúp người mua nhượng quyền đỡ mất công xây dựng hệ thống, các quy trình vận hàng sẵn có.
Để tránh rủi ro về mặt quyền lợi thì người mua nhượng quyền cần thống nhất rõ ràng các điều khoản, quy định khi mua nhượng quyền và nắm vững các mức độ quyền hạn được cho phép, các quyền lợi mình sẽ được nhận khi mua nhượng quyền của thương hiệu.
3. Rủi ro hiệu ứng chuỗi
Ngay cả khi cửa hàng của người mua nhượng quyền đang hoạt động suôn sẻ, nhưng nếu thương hiệu mẹ hoặc một cửa hàng trong chuỗi gặp “phốt”, cả chuỗi thương hiệu sẽ gặp hiệu ứng tiêu cực theo.
Trong thời đại mạng xã hội phát triển và các reviewer, hội review nổi lên như nấm thì nguy cơ rủi ro hiệu ứng chuỗi càng cao.
Nhằm hạn chế rủi ro hiệu ứng chuỗi, người mua nhượng quyền cần cân nhắc kĩ càng về uy tín và quy trình vận hành từ phía thương hiệu mẹ. Các “phốt” tiêu cực thường đến từ chất lượng sản phẩm và dịch vụ tại cửa hàng, yêu cầu quản lý quy trình chung từ thương hiệu mẹ được coi là yếu tố quan trọng nhất.
4. Rủi ro sức khỏe công ty mẹ
Đôi khi bên bán nhượng quyền trông có vẻ hoành tráng và quy mô nhưng thực sự không phải là công ty mạnh. Nếu công ty mẹ chưa ổn định, nôi lực công ty chưa vững vàng sẽ không thể lo được phần còn lại cho các cửa hàng nhượng quyền.
Hãy đào sâu thông tin để nhận định chính xác tình hình hiện tại của thương hiệu mẹ, hoặc hỏi trực tiếp những người đã mua nhượng quyền, đang kinh doanh nhượng quyền của thương hiệu đó để có thông tin từ nguồn xác đáng, thực tế nhất trước khi quyết định mua nhượng quyền.
5. Rủi ro Marketing
Khi mua nhượng quyền và đặt cửa hàng tại một khu vực, người mua muốn thực thi những ý tưởng quảng cáo truyền thông riêng để phục vụ nhóm khách hàng tại khu vực này. Tuy nhiên, do những đặc thù quy định về chuỗi, về menu, sản phẩm, campain truyền thông… mà bạn không thể tự sáng tạo ra các chiến dịch Markteting và chạy đơn lẻ.
Hoặc người mua nhượng quyền sẽ trả phí truyền thông hàng tháng cho bên bán nhượng quyền để có 1 đội ngũ làm MKT cho thương hiệu. Đôi khi chất lượng của đội MKT này không được như ý.
Để hạn chế rủi ro, hãy xem xét thật kỹ về mặt nhận diện thương hiệu, marketing, các ưu đãi, các kênh truyền thông của thương hiệu.
6. Rủi ro biên lợi nhuận
Thương hiệu có mức biên lợi nhuận quá thấp và những mô hình này thường có traffic rất tốt do giá rẻ, vì thế người mua nhượng quyền không phân tích kỹ sẽ dễ gặp phải rủi ro này.
Để có phương án mua nhượng quyền tối ưu nhất, anh/chị cần xem xét tỉ lệ biên lợi nhuận của thương hiệu mẹ. Bởi khi mua nhượng quyền, anh/chị phải bỏ ra khoản phí để xây dựng – vận hành, chưa kể đến phần trăm royal fee cho bên bán. Biên lợi nhuận của cửa hàng nhượng quyền vốn đã mỏng sẽ càng mỏng thêm.
7. Rủi ro pháp lý
Nhiều trường hợp chưa đủ điều kiện đã bán nhượng quyền. Vấn đề pháp lý tranh cãi chưa biết bao giờ mới đến hồi kết, nhưng trước mắt, việc người mua nhượng quyền những thương hiệu này phải chịu thiệt hại là điều có thể thấy.
Nếu anh/chị chưa có nhiều chuyên môn về lĩnh vực này, anh/chị có thể tìm đến một bên uy tín để tư vấn về tình hình pháp lý của thương hiệu mẹ trước khi bắt tay vào mua nhượng quyền để tránh nhiều rắc rối khác.
8. Rủi ro cạnh tranh
Khi anh/chị nhận thấy điểm sáng của một sản phẩm đang nổi bật và tạo xu hướng, thì người khác cũng thấy điều đó. Các thương hiệu cùng bán một dòng sản phẩm mọc lên như nấm trong cùng một thời điểm sẽ khiến việc cạnh tranh trở nên gay gắt hơn.
Đừng vội chạy theo xu hướng mới của thị trường. Cần nghiên cứu ngách thị trường, các đối thủ cạnh tranh, nhìn nhận lại điểm khác biệt của thương hiệu mẹ, vì sao khách hàng họ trả tiền để mua sản phẩm củ bên này, để đánh giá xem liệu gia nhập thời điểm này là lợi hay hại.
9. Rủi ro cạnh tranh nội bộ
Nhiều thương hiệu bán nhượng quyền tràn lan khiến mật độ quán trở nên dày đặc. Khi mật độ quá dày, cứ 100-200m/quán, thì các cửa hàng của cùng một thương hiệu cũng sẽ cạnh tranh “nảy lửa”.
Cần tìm hiểu kỹ về quy định của thương hiệu mẹ về khoảng cách giữa các cửa hàng nhượng quyền. Lưu ý tránh những thương hiệu chưa có điều khoản rõ ràng để tránh mắc rủi ro cạnh tranh trực tiếp với các cửa hàng nội bộ.
Sau khi tham khảo 9 yếu tố rủi ro và những lưu ý từ Carrot, hy vọng rằng anh/chị đã cân nhắc được các mặt lợi – hại khi quyết định nhượng quyền một thương hiệu F&B. Carrot chúc anh/chị luôn sáng suốt và chọn được hướng phát triển phù hợp cho sự nghiệp kinh doanh của mình!
———————————————
Carrot Solution Agency – Marketing ngành F&B
MindX Coworking Space 22C Thành Công, Ba Đình, Hà Nội
0963254089
contact10@carrotsolution.com