Khi nào phù hợp làm nhận diện thương hiệu?

Chủ thương hiệu hỏi: Thương hiệu của anh đang cần làm mascot và tìm người quản trị facebook của thương hiệu, bên em có thể giúp anh việc này không?

 

Carrot trả lời: Trước hết, anh cần xác định mình làm mascot với mục đích là gì ạ. Vì đã làm là phải làm cho tới, xây dựng mascot online và in ấn offline để trưng bày thu hút khách hàng luôn ạ

 

*Sau 45p trao đổi chia sẻ và đã hiểu rõ về thực trạng doanh số và khách hàng của thương hiệu*

 

Carrot trả lời: Dạ với tình hình hiện tại của bên anh thì mình không nên làm vội ạ. Anh cần xác định lại mục tiêu, doanh số mong muốn, tệp khách hàng mục tiêu của bên mình. Từ đó, mình cần xem lại kênh truyền thông fanpage và các yếu tố khác như logo, tên thương hiệu, bộ nhận diện sao cho phù hợp với khách hàng mục tiêu ạ.

 

Chủ thương hiệu hỏi: Sau khi đã xác định được những yếu tố mục tiêu, doanh số, khách hàng mục tiêu rồi mà anh muốn đầu tư hơn cho truyền thông thương hiệu thì anh cần làm gì?

 

Carrot trả lời: Sau đó anh cần xác định rõ ràng ngân sách marketing anh muốn đầu tư hàng tháng và trong 1 năm là bao nhiêu rồi mới tính tới thuê đội thực thi cho thương hiệu của mình ạ

 

Chủ thương hiệu hỏi: Anh hiểu rồi. Vậy khi đó muốn thuê đội thực thi thì bên em có thể hỗ trợ anh đúng không?

 

Carrot trả lời: Dạ vâng. Carrot Solution sẵn lòng giúp anh ạ. Nếu anh cần tư vấn bất kỳ vấn đề gì thì cứ liên hệ Carrot sẵn sàng hỗ trợ nha!



Cần lưu ý gì khi mở một doanh nghiệp F&B?

Chủ thương hiệu hỏi: Anh có mặt bằng tại nhà ở địa chỉ Đội Cấn, dự định làm mô hình cafe sân vườn. Anh muốn đầu tư 1 tỷ và có thể thu hồi vốn sau 2 năm, đã có sản phẩm tốt rồi. Vì vậy anh tìm tới Carrot để giúp anh phát triển bộ nhận diện thương hiệu để mọi người biết đến quán.

 

Carrot trả lời: Vậy anh đã xác định được các yếu tố để thương hiệu kinh doanh thật sự như: tệp khách hàng là ai, mặt bằng của anh có gần với tệp khách ko? doanh số mong muốn là bao nhiêu, bài toán tài chính của anh đã vững chứ? Các chi phí vận hành, concept thi công thế nào,.. hay đơn giản anh chỉ mở một chỗ cho bạn bè qua chill chill khi có thời gian? và người nhà có thêm công việc để làm ạ? (nếu vậy thì em giới thiệu cho anh 1 địa chỉ làm bộ nhận diện dưới 5M).

 

Với kinh nghiệm trong ngành và qua quan sát nhiều hàng quán mở – đóng liên tục, Carrot đã liên tục đặt ra những câu hỏi khiến anh A khá bối rối.

 

Cũng như vậy, đây là câu hỏi mà Carrot mong muốn mỗi người chủ hãy ngồi lại và suy nghĩ kỹ lưỡng trước khi tìm đến một đội ngũ làm Marketing. Đừng quá vội vàng, bởi chỉ khi xác định rõ điều mình muốn, người chủ mới tránh được những rủi ro không đáng có về tiền bạc, thời gian, công sức, chất xám,.. và khi ấy Marketing mới phát huy được toàn bộ sức mạnh ở đúng nơi, đúng thời điểm.

 

Là một chuyên gia trong ngành Marketing F&B, Carrot vẫn luôn sẵn sàng tư vấn, hỗ trợ giúp người chủ tìm ra đúng giá trị của thương hiệu và cùng đồng hành để đưa thương hiệu phát triển theo mục tiêu và định hướng đúng đắn với hiệu quả cao nhất.

Ngân sách Marketing bao nhiêu là đủ?

Anh H – 1 chủ thương hiệu trong ngành F&B, thực sự nhận thấy tầm quan trọng của MKT trong việc quảng bá thương hiệu và thúc đẩy doanh số. Tuy nhiên trong quá trình làm việc với Carrot Solution và các agency khác, anh H đã rất loay hoay với việc trả lời câu hỏi của các bên là: Anh dự kiến ngân sách cho việc làm MKT là bao nhiêu? Anh tìm tới với Carrot để giúp anh giải đáp.

 

Carrot trả lời: Xin chào anh H! Để ước lượng được kinh phí cho Marketing trước hết anh cần đi từ bài toán tài chính của mô hình anh. Anh đã lên đủ các phần kinh phí cho các hạng mục như: MKT, Vận hành, Lương Nhân sự, Nguyên vật liệu, ….

 

Theo Deloite 2020 thì:

Ngành FMCG: do cạnh tranh khốc liệt: nên chi khoảng 20%

Ngành dịch vụ (F&B): khoảng 15% (tăng vào dịp cuối năm, lễ tết)

Ngành giáo dục: 11% (với đào tạo tiếng anh: 20-30%)

 

Thường Carrot nhận thấy trong ngành các anh chị hay để khoảng 10-15% để làm MKT cho thật bài bản. Tuy nhiên tuỳ thuộc vào mục tiêu anh muốn như: con số lợi nhuận, thị phần, mở chuỗi không?, sản phẩm anh đang bán, có USP không, tệp khách mục tiêu, cạnh tranh của đối thủ, và mức đầu tư ban đầu mà con số đó có thể thay đổi.

 

Để giúp anh H có bài toán sâu hơn về MKT cho ngành, Carrot sẽ gửi anh các hạng mục cần chi nhé.

– Chi phí cho Logo, Bộ nhận diện thương hiệu, ứng dụng nhận diện thương hiệu trên các sp truyền thông như: đồng phục nhân viên, bao bì sp,…

– Chi phí cho chiến lược MKT & Branding: Câu chuyện thương hiệu, định hình Tone & Mood tính cách thương hiệu, tìm ra tệp khách mục tiêu, insight khách hàng và sự khác biệt của thương hiệu

– Chi phí cho Owned Media – Xây dựng website/Landing Page, Fanpage/ Instagram, các chi phí sáng tạo nội dung, thiết kế hình ảnh, tối ưu hoá SEO.

– Chi phí cho việc thực thi nội dung, tư liệu: hình ảnh, video…

– Chi phí cho Paid Media: Chạy quảng cáo trên các nền tảng mạng xã hội, KOLs, seeding groups,…

– Chi phí cho các campaign event, activation…

– Chi phí phần mềm: phần mềm quản lý, thiết kế, công cụ thanh toán,..

 

Lưu ý: lựa chọn điểm bán, thiết kế mặt tiền, không gian cũng là cách để giúp nâng cao hiệu quả MKT cho thương hiệu

Ngoài ra phụ thuộc vào mục tiêu của quán nữa, sẽ có những chi phí phát sinh mà anh H cần phải trả trong quá trình thực hiện chiến dịch Marketing nha.

Vậy nên khi chập chững bước vào thị trường F&B, không muốn rơi vào tình cảnh “ném tiền qua cửa sổ” anh H hãy cho Carrot biết thêm về mục tiêu, thông tin của quán để chúng ta có thể biết được chính xác ngân sách cho việc quảng bá thương hiệu nhé.



Làm thương hiệu tốt liệu có ra được doanh số?

Chủ thương hiệu hỏi: Carrot ơi? Liệu anh làm thương hiệu tốt thì có giúp nhà hàng của anh tăng thêm khách hàng không nhỉ? Hiện tại bên anh đang rất cần ra số.

Carrot trả lời: Điểm cốt lõi của việc ra khách hàng, ra doanh số là nằm ở sản phẩm, giá bán và chất lượng dịch vụ của bên anh thật sự phù hợp với tệp khách hàng mục tiêu anh muốn phục vụ chưa. Nếu cốt lõi của anh đã tốt rồi thì anh rất cần làm thương hiệu tốt để:

  1. Thu hút khách hàng mới cho anh.
  1. Giữ chân khách hàng cũ, tạo cảm xúc yêu thích thương hiệu cho khách hàng anh ạ.

Thương hiệu ở đây bao gồm những yếu tố: 

– Định vị thương hiệu

Trong thị trường cạnh tranh phức tạp như hiện nay, khách hàng thường bị hoang mang, quá tải trong việc thu nhận thông tin sản phẩm, niềm tin của họ ngày càng xuống thấp. Vậy nên xây dựng một dấu ấn, cá tính riêng dễ đi vào nhận thức của khách hàng là điều mà chủ doanh nghiệp cần quan tâm. Hãy đưa ra những chiến lược cụ thể để định vị được thương hiệu của mình nhé.

– Tính cách thương hiệu

Hay có thể hiểu là nội tại của thương hiệu, cảm xúc mà thương hiệu mang lại khi khách hàng sử dụng. Vẽ nên được chân dung thương hiệu sẽ giúp tô đậm bản sắc nhãn hàng, khắc sâu vào tâm trí khách hàng, thúc đẩy mua hàng và tạo cảm giác gần gũi, thân thuộc. Có rất nhiều cách để xác định được tính cách thương hiệu Carrot khuyên bạn nên tiếp cận nhiều cách khác nhau để xây dựng tính cách thương hiệu một cách chính xác nhất nhé!

– Cấu trúc thương hiệu

Đa dạng hóa nguồn thu chính là cách thức tăng doanh thu tối ưu nhất, vậy nên phân bố, sắp xếp vận hành những nhánh phụ gắn với chiến lược của doanh nghiệp cũng là cách để thúc đẩy, phát triển kinh doanh. Xây dựng cấu trúc phù hợp sẽ giúp cho việc quản lý, cải tiến thương hiệu trở nên dễ dàng hơn

– Bộ nhận diện thương hiệu và ứng dụng lên sản phẩm

Quay lại với việc định vị thương hiệu là tạo dấu ấn trong lòng khách hàng, và để làm được điều đó thì chủ doanh nghiệp cần thật sự chau chuốt trong khâu xây dựng bộ nhận diện thương hiệu: tên thương hiệu, logo, tagline, slogan, đường nét và màu sắc thương hiệu. Điều đó không chỉ làm tăng khả năng định vị thương hiệu mà còn phản ánh trực tiếp tính cách thương hiệu, tăng khả năng cạnh tranh. Bộ nhận diện tốt sẽ tạo được ấn tượng tốt với khách hàng, tạo cho họ cảm giác quen thuộc khi sử dụng sản phẩm.

Và để tạo nên một thương hiệu tốt bắt đầu từ việc xây dựng các yếu tố:

– Mục đích, giá trị tầm nhìn của thương hiệu

– Sự thấu hiểu về thị trường, đối thủ cạnh tranh, khách hàng mục tiêu mà từ đó có thể phân tích SWOT, USP, Customer Journey.

– Sự sáng tạo, nhất quán trong quá trình phát triển sản phẩm.

Làm thế nào để kéo đúng tệp khách hàng mục tiêu?

Chủ thương hiệu hỏi: Anh muốn kéo tệp khách dân văn phòng đến mà đội MKT cũ làm kiểu gì kéo toàn các bạn teen teen đến thôi, vì sao em nhỉ?

 

Carrot trả lời: Vậy anh cần phải xem đội MKT cũ đã lựa chọn đúng kênh truyền thông và thông điệp truyền thông  để thu hút khách hàng đến với bên anh chưa ạ.

 

Để carrot giải thích cho anh kĩ hơn về thông điệp và kênh truyền thông nhé!

 

Thông điệp truyền thông là tập hợp những thông tin biểu hiện qua chữ viết, hình ảnh, âm thanh… được truyền tải với mục đích  lưu lại sản phẩm của doanh nghiệp trong tâm trí khách hàng,  hướng người tiêu dùng nhận diện về dịch vụ và nhận thức về sản phẩm của doanh nghiệp.  Khi xây dựng nội dung  truyền thông, anh cần đặt mình vào tâm lý  khách hàng để biết điều gì thực sự chạm  đến họ.

 

Kênh truyền thông là phương thức mà doanh nghiệp sử dụng để truyền tải thông điệp mong muốn đến với khách hàng. Các kênh truyền thông mà doanh nghiệp có thể lựa chọn sử dụng trong giai đoạn hiện này có thể kể đến như: Owned Media, Paid Media, Earned Media, Shared Media. Mỗi kênh truyền thông lại có một tính chất đặc thù phù hợp với một số tệp khách hàng nhất định.

 

Từ đó, nếu anh muốn kéo tệp khách dân văn phòng, anh nên phân tích và nghiên cứu đặc điểm của dân văn phòng để lựa chọn kênh truyền thông và nội dung cho  phù hợp ạ. Bây giờ anh có thể xem lại một lượt về các kênh và nội dung mà đội MKT của  anh đã sử dụng để tìm ra  câu trả lời cho câu hỏi  của mình anh  nhé.

 

Kênh truyền thông và thông điệp truyền thông là 2 thành tố cơ sở  trong một chiến dịch MKT.  Tuy nhiên có nhiều doanh nghiệp lại lựa chọn sai hướng đi ngay từ bước đi đầu tiên, dẫn đến tình trạng “mất phương hướng”  trong quá trình vận hành và định hướng phát triển thương hiệu. Là một agency có kinh nghiệm  làm việc với nhiều thương hiệu với nhiều tệp khách hàng mục tiêu khác nhau, Carrot tự tin mình có thể phân loại và lựa chọn công cụ truyền thông  thích hợp để giải quyết được bài toán  “kéo nhầm khách hàng” của doanh nghiệp.

numquam, error, est. Ea, consequatur.

Làm thế nào để tối ưu chi phí quảng cáo Facebook?

Chủ thương hiệu hỏi: Chính anh là người chạy quảng cáo cho Fanpage, nhưng anh vẫn  băn khoăn  làm thế nào để tối ưu hơn nữa hiệu quả chạy quảng cáo?

 

Carrot trả lời: Bản chất quảng cáo của Facebook là quảng cáo hiển thị. Facebook làm đúng 1 nhiệm vụ là phân phối quảng cáo đến đúng đối tượng khách hàng mà anh đã đề ra. Khi lựa chọn quảng cáo Facebook, đồng nghĩa anh phải cạnh tranh với những thương hiệu có cùng tệp khách hàng mục tiêu với mình. Để chiến thắng trong cuộc cạnh tranh ấy  anh nên chú ý 4 điểm sau:

  1. Cần hiểu rất rõ tệp khách hàng của bạn là ai, họ thích gì.
  2. Xác định rõ USP, điểm khác biệt của thương hiệu mình, trả lời được câu hỏi: “Vì sao khách hàng phải mua hàng của bạn?”, “Điểm gì hấp dẫn nhất từ thương hiệu của bạn với khách hàng? Lợi thế có thể là: Đặc tính sản phẩm tốt hơn. giá thành mềm hơn. vị trí địa lý thuận tiện hơn. dịch vụ chăm sóc khách hàng tốt hơn, các chương trình hậu mãi…
  3. Đầu tư mạnh mẽ vào nội dung: hình ảnh, tiêu đề, video, thiết kế, link hiển thị… Vừa phải đẹp, hay mà còn cần phù hợp với khách hàng mục tiêu.
  4. Chạy quảng cáo vào khung giờ vàng để gia tăng lượt tiếp cận.

 

Giai đoạn nào thì các thương hiệu F&B cần và nên thuê Agency MKT?

Chủ thương hiệu hỏi: Không biết nên thuê MKT Agency vào giai đoạn nào cho phù hợp, carrot nhỉ?

 

Carrot trả lời: Chị nên xem xét thương hiệu của mình đang có ở trường hợp nào dưới đây không ạ? Nếu có thì chị nhất định nên thuê, còn không thì chưa nên.

 

1.Khi bắt đầu tạo dựng thương hiệu

Ở giai đoạn đầu này, Agency MKT sẽ giúp anh/ chị Nghiên cứu thị trường, phân tích đối thủ cạnh tranh, vẽ chân dung khách hàng mục tiêu, từ đó để tìm hướng đi đúng giúp thương hiệu dễ dàng hơn khi thâm nhập thị trường.

 

2.Khi cần có thêm những góc nhìn mới

Nếu chủ thương hiệu chỉ áp suy nghĩ cá nhân, quá trình kinh doanh sẽ dễ bị cảm tính và thiếu khách quan. Khi đó bạn nên có một người bên ngoài, giỏi chuyên môn, có góc nhìn khách quan hơn để review nhận diện các vấn đề cần sửa đổi hay tư vấn các giải pháp.

 

3.Đội ngũ MKT nội bộ thiếu sự phân hoá trong chuyên môn

Không có đội MKT hoặc đội MKT chưa có sự phân hóa cao trong chuyên môn khiến doanh nghiệp dễ gặp phải 3 vấn đề nổi cộm sau.

 

a. Các chỉ số về bán hàng giảm

Khi bạn đã đầu tư vào chất lượng sản phẩm, hình ảnh mà doanh thu vẫn không đạt được như kì vọng, bạn nên cân nhắc việc thuê MKT Agency. Với chuyên môn và kinh nghiệm thực chiến, Đội MKT Agency sẽ phân tích được nguyên nhân và đưa ra lời khuyên để thúc đẩy chỉ số bán hàng: như xây dựng promotion, phương thức chạy ADS hiệu quả,…

b. Thiếu sự đồng bộ trong truyền thông: kênh, nội dung bài đăng trên các kênh truyền thông của doanh nghiệp

F&B là ngành đặc thù cần phải duy trì tần suất bài đăng trên các kênh truyền thông. Đội ngũ MKT thuê ngoài sẽ đưa ra kế hoạch về nội dung và hình ảnh trong từng giai đoạn. Sự thống nhất trong hình ảnh và đa dạng về nội dung sẽ khiến fanpage của thương hiệu thu hút khách hàng ngay từ lần đầu ghé thăm.

c. Thiếu  bước đột phá mới cho thương hiệu

Đối với những thương hiệu đã duy trì lối mòn cũ trong khoảng thời gian dài, chủ thương hiệu F&B muốn có bước đột phá mới như Rebranding, đổi mô hình kinh doanh để phát triển theo hướng đi mới,… MKT Acengy sẽ giúp thương hiệu tạo ra bước đi đột phá mới dựa trên giá trị cốt lõi cũ.

Nên xác định những gì trước khi triển khai hoạt động Khai trương?

Chủ thương hiệu hỏi: Carrot ơi, anh mới mở nhà hàng, nay anh muốn khai trương cho thật xịn sò. Anh dự định thuê đội múa lân, mấy bạn PG xinh đẹp, phát tờ rơi thật ầm ĩ thì em thấy có ổn không em?

 

Carrot trả lời: Đó cũng là ý tưởng hay, nhưng phải xem có phù hợp với thương hiệu của mình không đã anh ạ!

 

Đầu tiên, chúng ta cần hiểu về  Ý nghĩa và lý do gì mà bên anh cần phải làm hoạt động khai trương? Bởi thực trạng có nhiều chủ doanh nghiệp đầu tư 1 tiệc khai trương thật hoành tráng nhưng lại chưa định hướng đúng đắn dẫn đến “Tiền mất mà chẳng thu được gì” 

 

Ý nghĩa và lý do của một buổi khai trương:

-Mở ra khởi đầu may mắn, tốt đẹp

-Quảng bá hình ảnh, sản phẩm, thương hiệu.

-Tạo dấu ấn và gây thiện cảm với khách hàng

-Tăng khả năng nhận diện thương hiệu và tiếp cận gần hơn đối tác tiềm năng

Từ đó, anh sẽ cần trả lời các câu hỏi sau:

 

1.USP và sản phẩm Key bên anh là gì?

Ví dụ case study: Khai trương nhà hàng Nhật Bản Wabi Premium. USP: không gian nhà hàng phong cách Zen, nguồn cá ngừ hiếm có, đầu bếp từ Nhật. Nhà hàng đã thành công khi tạo dấu ấn và thu hút khách hàng thành công với buỗi lễ khai trương: “Nghi thức mổ cá ngừ” do chef Nhật Bản có sao Michelin thực hiện. Link đọc thêm anh nhé: https://bitly.com.vn/qtyhqa

 

2.Phong cách nhà hàng hướng đến của bên anh?

Hoạt động khai trương cần giữ được bản sắc và phong cách văn hoá của mỗi nhà hàng. Múa lân thích hợp với đồ ăn phong cách Trung Hoa, nếu là quán đồ ăn Tây thì mình không nên tổ chức.

Mà mình có thể nghiên cứu về các cách khai trương khác hợp văn hoá hơn, thể hiện được nhà hàng mình hơn .

Ví dụ case study: khai trương nhà hàng Lẩu Manhwa ở 35 Lê Văn Thiêm (Carrot tổ chức múa hý kịch và bốc thăm may mắn)

 

3.Tệp khách hàng mục tiêu

Cần hiểu rõ insight của tệp khách hàng mục tiêu, từ đó tổ chức các sự kiện thực sự tạo dấn ấn và thu hút thiện cảm của khách hàng.

Ví dụ: Case study: khai trương Regiustea – thương hiệu trà sữa, hướng tới là các bạn trẻ, Carrot đã tư vấn và đồng hành cùng thương hiệu tổ chức sự kiện đội mũ thú, Anh có thể tham khảo tại đây: https://bitly.com.vn/jxw96v

Marketing có thật sự tạo ra doanh thu?

Chủ thương hiệu hỏi: Carrot ơi, Marketing có thật sự tạo ra tiền cho quán không?

 

Carrot trả lời: Câu trả lời là có tuy nhiên cũng cần chiến lược thương hiệu đúng và đủ ạ!

 

Trước khi nói về các thuật ngữ marketing “khó nhằn”, chúng ta cần hiểu mối quan hệ giữa sản phẩm và marketing là mối quan hệ không thể tách rời. Sản phẩm có chất lượng, dịch vụ có chuyên nghiệp thì chúng ta mới có thể lan tỏa những điều tích cực này đến khách hàng.Và lan tỏa ra sao thì hãy để marketing lo!

 

Một chiến lược thương hiệu tốt cần xác định được:

  1. Thấu hiểu chính xác nhu cầu/ nỗi đau của khách hàng: để có hướng tiếp cận và thu hút khách hàng đúng cách, một thương hiệu thay vì chạy quảng cáo cho tất cả người dùng Facebook thì nên chạy quảng cáo đến đúng tệp khách hàng mục tiêu, bên cạnh đó nội dung và hình ảnh của bài viết được chạy quảng cáo cần đánh trúng vào nhu cầu/ giải quyết được nỗi đau của khách hàng. Ví dụ một tiệm bánh muốn hướng tới những người mẹ có độ tuổi từ 26-35 tuổi, hiện đang có con nhỏ, có nhu cầu sử dụng các món bánh với nguyên liệu tốt cho sức khỏe của bé.
  2. Xác định USP (Uniquy Selling Point) của thương hiệu: cho khách hàng có lý do để lựa chọn sản phẩm/ dịch vụ của bạn khi so sánh với đối thủ cạnh tranh. Tại sao khách hàng nên mua chiếc bánh ngọt của bạn thay vì vô vàn những chiếc bánh sắc màu trên thị trường? Vì bạn chứng minh được cho khách hàng thấy màu chiếc bánh của bạn được sử dụng 100% nguyên liệu từ thiên nhiên.
  3. Xây dựng nội dung, hình ảnh và kênh truyền thông: mục đích của một chiến dịch truyền thông để giúp cho khách hàng có thêm niềm tin vào thương hiệu. Với thương hiệu bánh ngọt, bạn không thể chỉ hô hào khẩu hiệu “chúng tôi sử dụng nguyên liệu sạch” mà bạn cần xây dựng niềm tin của khách hàng vào việc thương hiệu bạn sử dụng nguyên liệu sạch, chất lượng. Đó có thể là hình ảnh thực tế về nguồn gốc, tên thương hiệu của nguyên liệu mà bạn sử dụng hay chia sẻ kinh nghiệm của bạn về cách phân biệt, lựa chọn nguyên liệu.

Tổng kết lại, chiến lược thương hiệu được xác định đúng và được thực hiện đủ sẽ mang khách hàng về, từ đó giúp tăng doanh thu cho thương hiệu. Tuy nhiên không phải thương hiệu nào cũng có đủ nguồn lực để xây dựng chiến chiến lược truyền thông đòi hỏi thời gian và chuyên môn như vậy.

Chỉ cần chạy quảng cáo là tăng doanh thu?

Chủ thương hiệu hỏi: Carrot ơi, chỉ cần chạy quảng cáo FB là tăng được doanh thu nhỉ?

 

Carrot trả lời: Câu trả lời là không, để tăng được doanh thu, thương hiệu cần phải dựa vào nhiều yếu tố khác nhau chứ không phải và cũng không nên chỉ tập trung đến chạy quảng cáo Facebook.

 

Yếu tố bên trong là điều kiện tiên quyết đầu tiên để thương hiệu có thể tăng được doanh thu. Đảm bảo rằng thương hiệu của bạn cung cấp sản phẩm chất lượng, và dịch vụ tận tâm cho khách hàng của mình. Điều đó không chỉ giúp giữ chân các khách hàng cũ mà còn giúp thương hiệu tạo được hình ảnh đẹp trong mắt những khách hàng tiềm năng.

 

Chủ thương hiệu cũng nên hiểu phần nào về thị trường ngành và tệp khách hàng mục tiêu mà mình muốn hướng đến, để đảm bảo rằng việc khách hàng cũ sẽ vẫn luôn muốn quay lại với nhà hàng của mình bởi vì họ có nhu cầu sử dụng. (Không phải dạng món ăn theo trend, hay chỉ đến thử một, hai lần cho biết).

 

Khi 2 điều trên đã ổn rồi thì thương hiệu cần đầu tư vào phần truyền thông. Và Facebook chỉ là 1 kênh truyền thông được sử dụng để tiếp cận đến khách hàng và quảng bá thương hiệu. Còn nhiều nền tảng quảng cáo khác ngoài kia mà thương hiệu hoàn toàn có thể tận dụng để tiếp cận đến nhiều khách hàng mục tiêu hơn, từ đó tăng doanh thu tốt hơn như Tiktok, Zalo, Instagram, KOL, KOC, … Hãy lựa chọn một hoặc một vài nền tảng phù hợp với thương hiệu và bắt đầu đa dạng kênh quảng cáo của mình nhé!

 

Và hãy nhớ rằng trước khi có được khách hàng chi trả $ cho thương hiệu mình thì hãy tạo dựng niềm tin của họ vào thương hiệu mình. Hãy để họ hiểu lý do vì sao họ trả $ cho bên mình.

Nên thuê team Agency hay xây dựng In-house?

Chủ thương hiệu hỏi: Với 40 triệu/tháng, anh nên thuê team Agency hay xây dựng In-house?

 

Carrot trả lời: Dạ, anh nên tìm hiểu về từng phương án, cân nhắc những ưu điểm và nhược điểm trước khi lựa chọn, anh ạ. 

 

  1. Về Agency:

Khái niệm: Là tập hợp những chuyên gia trong lĩnh vực Marketing, chuyên “làm một việc cho nhiều người”, đáp ứng tối đa nhu cầu của khách hàng.

 

Lợi thế của Agency:

– Chuyên môn cao: Vì đây là “nghề” – thứ mà họ làm đi làm lại mỗi ngày cho nhiều khách hàng khác nhau. Vậy nên, họ sẵn có tư duy bóc tách vấn đề + khả năng thích nghi nhanh, linh hoạt với công việc. Đôi khi “chưa cần nói” họ đã hiểu và biết phải làm gì. Bên cạnh đó, ở các Agency, mỗi đầu công việc đều có những người phụ trách riêng nên các kĩ năng trong nghề khá là chắc chắn.

– Quản lý đơn giản: Khi thuê Agency, anh/chị chỉ cần “nắm đầu” người phụ trách, việc team vận hành ra sao anh/chị không cần sao sát mỗi ngày.

– Cam kết rõ ràng: Ở mỗi bản proposal trước khi ký kết hợp đồng, ngoài các phần nghiên cứu và đề xuất, các Agency còn phải có cam kết rõ ràng hiệu quả truyền thông mà team mong muốn đem lại.

– Bảo mật cao: Với thị trường Agency hiện tại, hầu hết các đơn vị uy tín đều có cam kết bảo mật tuyệt đối các thông tin của thương hiệu khách hàng.

 

Tóm lại, nếu chủ thương hiệu là người bận nhiều công việc vận hành quán, chưa có nhiều kiến thức về Marketing và cần một team “đánh nhanh thắng nhanh” thì việc thuê ngoài một Agency tối ưu nhất lúc này.

 

  1. In-house team

Khái niệm: Là nhân viên marketing chính thức của thương hiệu. Cũng làm công việc như Agency nhưng nhiều việc hơn, hay còn gọi là “làm nhiều việc cho một người”.

 

Lợi thế khi xây dựng:

– Sự tập trung: Thành viên nội bộ luôn được xem là những người nhiệt huyết, tận tụy với thương hiệu., vì công việc của họ hằng ngày là giải quyết vấn đề cho “một người”.

 

Nhược điểm của In-house team:

– Quản lý phức tạp: Thay vì chỉ tập trung vào việc vận hành quán, giờ đây chủ thương hiệu phải lo thêm rất nhiều vấn đề khác như: tổ chức bộ máy, chế độ đãi ngộ, lương thưởng, theo dõi hoạt động team, v.v…

– Chuyên môn không sâu: Vì khối lượng công việc nhiều, các thành viên sẽ phải ôm đồm nhiều nghiệp vụ để hoàn thành công việc. Giả dụ designer có thể phải làm thêm thiết kế video, hay người viết content đôi khi lại phải làm cả hình ảnh.

– Tốn thời gian đào tạo: Để đào tạo được một nhân viên phù hợp với môi trường và đáp ứng được yêu cầu công việc, anh/chị sẽ mất ít nhất từ 1-2 tháng. Và giả sử các bạn nhân sự nghỉ việc sau khi được đào tạo, anh chị “mất trắng” thời gian, công sức ấy. Khi đó, anh/chị lại tiếp tục tuyển dụng và đào tạo từ đầu, một vòng luẩn quẩn sẽ xảy ra.

 

Tóm lại, xây dựng in-house sẽ mất nhiều thời gian và công sức của chủ thương hiệu, không đơn thuần về chi phí, tiền lương, mà còn về nhiều vấn đề nội bộ như: tuyển dụng, đào tạo, đãi ngộ, theo dõi, vận hành team, v.v… Nếu chủ thương hiệu hoàn toàn tự tin về khả năng vận hành quán và đã xây dựng xong cốt lõi sản phẩm, anh/chị đã có đủ thời gian và kiến thức dành cho Marketing thì việc xây dựng team in-house là giải pháp phát triển chậm nhưng lâu dài.

 

Nói chung, việc lựa chọn thuê Agency bên ngoài hay xây dựng team In-house bên trong không đơn thuần phụ thuộc vào chi phí bỏ ra cho marketing, mà phụ thuộc rất nhiều vào tiềm lực thương hiệu và khả năng của chủ thương hiệu trong giai đoạn hiện tại. Chúc anh/chị lựa chọn được giải pháp tốt nhất cho thương hiệu của mình.

Có nên mua Fanpage có sẵn lượng like khủng?

Chủ thương hiệu hỏi: Anh có nên mua Page có sẵn lượng like 10k để tăng uy tín cho thương hiệu không Carrot nhỉ?

 

Carrot trả lời: Dạ, không anh ạ, và lý do là:

  1. Nội dung trên các page được xây dựng với mục tiêu để bán giá rẻ thường là các Page có nội dung đại trà thị trường, đi theo tâm lý số đông, dễ tăng tương tác và lượt thích trang, ví dụ như: tình yêu… thì lượng người like page đó thường không phải là đối tượng người tiêu dùng mình cần cho sản phẩm của mình. (Khác về độ tuổi, thu nhập, hành vi, sở thích, tính cách…)
  2. Khi chạy quảng cáo, thường sẽ có thêm tính năng look a like đối tượng trên page, nên vô hình chung khi anh chị mua page => Làm cho FB học đối tượng fan cho trang sẽ học luôn theo đối tượng đó => Càng ko ra người mua hàng của mình.
  3. Một thời gian sau khi đăng nội dung, hình ảnh của sản phẩm thương hiệu mình lên. Như vậy lượng like page sẽ giảm dần (Họ like vì nội dung ngày trước khi build xây page, họ không like vì thích sản phẩm, vì quan tâm món ăn, nhà hàng, thích đọc nội dung, hay save vào sẽ đến ăn…)

Anh/ chị hãy thực sự đầu tư cho thương hiệu của mình bài bản từ đầu, từ cả số like page thật, và kéo khách hàng đến với mình vì chính sản phẩm thật, câu chuyện hay, hình ảnh hấp dẫn, món ăn ngon. Kiên trì ắt sẽ có “TÀI SẢN THƯƠNG HIỆU VỮNG MẠNH”.

Có phải cứ phát tờ rơi là khách ghé quán?

*Đối với một số quán ăn – nhà hàng mới mở, để tối ưu chi phí marketing, chủ thương hiệu thường sử dụng cách phát tờ rơi – chiến lược quảng cáo marketing tác động trực tiếp đến khách hàng xung quanh nhà hàng để thu hút nhóm đối tượng này.

 

Chủ thương hiệu hỏi: Anh đã phát tờ rơi rồi mà không thấy có khách hàng đến quán?

 

Carrot trả lời: Đứng trên quan điểm của Carrot Solution, khi tư vấn cho các chủ thương hiệu, Carrot sẽ không có khái niệm “phát tờ rơi”. Thay vào đó, Carrot thường đề xuất những chương trình Voucher/ Thẻ quà tặng để mời khách hàng đến quán.

 

𝟏. Nội dung và hình thức của Voucher/ Thẻ quà tặng

Hiện nay, tỉ lệ cạnh tranh trên thị trường F&B là rất cao, tất cả các món ăn, mô hình kinh doanh đều đã có các bên khác làm rồi. Thế nên khi mở ra một nhà hàng/ quán ăn mới, dù chất lượng có ngon, dịch vụ có tốt đến đâu thì chúng ta vẫn luôn phải đặc biệt lưu ý đến cách tiếp cận với khách hàng tiềm năng.

+ Lưu ý về nội dung: Dùng câu từ gì và hình ảnh như thế nào trên hai mặt của Voucher/ Thẻ quà tặng để “đánh đúng” tâm lý của khách hàng?

+ Lưu ý về hình thức: Sáng tạo là quan trọng nhưng vẫn cần áp dụng theo một số quy chuẩn, quy-tắc-ngầm của ngành (người nhận, loại hình sản phẩm,…).

Ví dụ: Khi chương trình hướng đến nhóm đối tượng khách là trẻ em thì Voucher nên làm hình siêu nhân, Doraemon, còn khi nhóm đối tượng là giới trẻ thì Voucher có thể dùng hình ảnh cốc trà sữa, cho dân văn phòng thì chỉ cần sử dụng hình ảnh món ăn hấp dẫn, giá, ưu đãi, kèm thêm menu, v.v…

 

𝟐. Xác định rõ vị trí, cung đường – nơi có thể có nhiều khách hàng tiềm năng của thương hiệu

 

𝟑. Xác định thời điểm vàng để phát Voucher

Thường đối với dân văn phòng, có hai khung giờ phù hợp để phát: sáng sớm trước khi vào làm và buổi trưa ngay sau khi tan làm.

 

𝟒. Người tặng và cách thức tặng

Tùy thuộc vào đặc điểm của người nhận và loại hình sản phẩm để lựa chọn người tặng và cách thức tặng sao cho hợp lý. Nên lựa chọn người có ngoại hình thân thiện, thoải mái, tươi tắn, biết giao tiếp mời chào và là người có khả năng xác định đúng tệp khách hàng của thương hiệu. Trang phục khi tặng nên là đồng phục nhà hàng. Và khi tặng, người tặng nên có câu chào, giới thiệu và kết thúc kêu gọi.

Tất tần tật về logo thương hiệu bạn nên biết

Chủ thương hiệu hỏi: Anh muốn mở một thương hiệu, đã có tên nhưng chưa có hình ảnh nào để khách hàng biết đấy là thương hiệu của mình, vậy anh cần làm gì?

 

Carrot trả lời: Anh nên xây dựng một bộ nhận diện thương hiệu và bắt đầu từ logo thương hiệu anh ạ.

 

Chủ thương hiệu hỏi: Tại sao lại bắt đầu từ logo mà không phải là thứ gì khác?

 

Carrot trả lời: Bởi vì logo là biểu tượng đầu tiên giúp khách hàng nhận biết ngay được doanh nghiệp cũng như các sản phẩm mà anh sẽ cung cấp cho họ, từ đó dễ dàng để lại ấn tượng trong tâm trí khách hàng đồng thời phân biệt được anh với các đối thủ trên thị trường.  Từ chiếc logo, khách hàng sẽ ghi nhớ, có hiểu biết về thương hiệu, mua hàng, yêu thích và xa hơn là gia tăng sự trung thành với thương hiệu.

 

Chủ thương hiệu hỏi: Vậy anh lấy cụm từ tên thương hiệu làm logo có được không?

 

Carrot trả lời: Hoàn toàn có thể được nếu cái tên đủ để khách hàng hiểu về sản phẩm anh bán cho họ. Tuy nhiên, nếu tên thương hiệu chưa có thông tin sản phẩm thì đây không phải điều nên làm. Logo được định nghĩa là một phần tử đồ họa hoặc biểu tượng của một thương hiệu được đi cùng mặt chữ riêng và được sắp xếp một cách đặc biệt. Vì vậy sự kết hợp giữa cả hình ảnh biểu tượng về sản phẩm và tên thương hiệu sẽ là lựa chọn tối ưu nhất cho logo thương hiệu của mình anh nhé!

 

Chủ thương hiệu hỏi: Vậy sau khi có ý tưởng rồi thì anh phải triển khai xây dựng logo bằng cách nào?

 

Carrot trả lời: Dạ anh nên thuê một bên thiết kế nhận diện thương hiệu chuyên nghiệp ạ. Và anh hoàn toàn có thể trao đổi với Carrot Solution!

Scroll to Top
0001

Kết nối ngay với Carrot Solution

Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe và tối ưu giải pháp phù hợp nhất dành cho doanh nghiệp của bạn