Miếng bánh báu bở F&B càng bị “xâu xé” bởi các thương hiệu từ trong nước đến quốc tế, thị trường tại Việt Nam càng dễ lộ “xương sống” – những yếu điểm đến tới từ tư duy chưa đúng ngay từ giai đoạn bắt đầu.
❌ Đừng để sai lầm kéo chân các startup F&B mới gia nhập đường đua. Cùng Carrot xem các chuyên gia “nắn chỉnh cột sống” cho doanh nghiệp như thế nào ????
1. Nên làm theo các mô hình F&B quốc tế rất nổi tiếng hoặc phổ biến (VD: trà sữa) để đảm bảo lời nhanh và luôn đông khách. Nhất là giữa bối cảnh ngày càng nhiều chuỗi F&B nước ngoài chiếm ưu thế trên thị trường, điển hình như thành công của Mixue trong năm vừa qua.
⚠️ Chuyên gia* sửa sai: “Quan trọng nhất khi khởi nghiệp ở lĩnh vực F&B là phải chọn đúng sản phẩm muốn đưa đến tay người tiêu dùng, đừng bắt chước hay copy mô hình mà quốc tế đang rất thành công. Khi làm phải có bản sắc riêng.”
– “Bắt” xu hướng bền vững: F&B không ngừng ưu tiên những giá trị bản sắc Việt Nam, hãy tập trung khai thác món Việt hoặc hội nhập hóa món Âu, Á theo gu ẩm thực Việt.
– Đo lường bằng vốn: Mô hình nhỏ, mặt bằng vừa đủ, máy móc giá tầm trung, vận hành menu đơn giản nếu vốn ít (VD: nước uống căn bản như rau má, đậu nành, hạt sen…)
2. Ngược lại, phải làm sản phẩm duy nhất, chưa từng xuất hiện trên thế giới!
⚠️ Chuyên gia sửa sai: Không phải “duy nhất”, mà là “khác biệt nhất”.
– Khác biệt có thể nằm trong mọi khía cạnh: chất lượng sản phẩm, cách trình bày món, thiết kế không gian, dịch vụ, giá trị gia tăng…
– Truyền định hướng, chất riêng cho sản phẩm và nhãn hiệu: hình ảnh, câu chuyện, tính cách thương hiệu…
3. Thị trường ngày càng thiếu nhân lực, sau khi có mặt bằng thì tuyển dụng phải tốc độ, mau mau vận hành. Chỉ cần tuyển đủ số lượng nhân viên, kiếm sao cho đủ chỉ số rồi đào tạo tính sau.
⚠️ Chuyên gia sửa sai: Chậm mà chắc!
– Phỏng vấn kỹ càng, training bài bản, bởi chất lượng con người là cốt lõi ngành dịch vụ.
– Quay đầu là bờ, nhưng quá nhiều lỗ hổng thì đợi chờ là cánh cửa đóng sập: Đừng cuốn theo tâm thế thích là làm ngay mà bỏ quên nghiên cứu, phân tích trước khi vận hành.
4. Đối với môi trường F&B đi sau, hưởng lợi từ du lịch: Nhiều nhà hàng quán ăn cố thủ, không cần thay đổi nhiều vẫn kéo khách tham quan địa điểm nổi tiếng hay danh lam thắng cảnh.
⚠️ Chuyên gia** sửa sai: Hoặc F&B nâng cao sức mạnh nội tại, hoặc sẽ đối mặt tương lai lao đao vì “bảo thủ”, khó thu hút khách quay lại.
– “Thăng hạng” tiêu chuẩn nhà hàng trong tầm vốn: chất lượng nguyên liệu, trình độ tay nghề…
– Kinh doanh bền vững quanh các cơ sở lưu trú và khu du lịch: Hạn chế rác thải nhựa – sử dụng nhựa vi sinh hoặc gỗ, tre, nứa, giấy… thân thiện với môi trường cho bao bì, dụng cụ ăn uống.
Theo dõi Carrot Solution đưa thêm nhiều góc nhìn của chuyên gia, giúp chủ thương hiệu F&B kinh doanh hiệu quả hơn nữa.
*Theo bà Châu Tiểu Ngọc, Giám đốc Sunshine Equipment
**Theo ông BT Tee, Tổng giám đốc Công ty UBM VES, đơn vị tổ chức triển lãm Food & Hotel Việt Nam 2019